Thông số vải địa kỹ thuật ART và các bộ tiêu chuẩn Thí nghiệm.

Vải địa kỹ thuật TS

Thông số vải địa kỹ thuật ART theo bộ tiêu chuẩn nào?

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định
TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê
TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật
TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang
TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR
TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh
TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục
TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

ĐỌC THÊM >>   Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật - Chỉ may vải địa kỹ thuật đúng chuẩn

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9844 : 2013

Vải địa kỹ thuật ART và xuất xứ.

Để phục vụ cho xây dựng hạ tầng đường sá ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới này phát triển mạnh mẽ về phía Nam nhất là Tây Nam Bộ, vùng đất này trù phú nhưng hạ tầng còn kém, xây dựng đường sá nơi đây rất tốn kém cho việc xử lý nền đất yếu, và Vải địa kỹ thuật là một vật liệu không thể thiếu khi xây dựng đường sá cầu cống nơi đây.

Mãi đến năm 2002 Công ty Vải địa kỹ thuật ART mới bắt đầu sản xuất sản phẩm  Vải địa kỹ thuật không dệt ART này bằng phương pháp xơ hóa sợi ngắn xuyên kim, cũng là một công ty tiên phong hàng đầu ở Việt Nam sản xuất vải địa trong nước, nhà máy đầu tiên ở Đồng Văn, Duy Xuyên, Hà Nam.

Vải địa kỹ thuật ART được sử dụng như thế nào ?

Vải địa kỹ thuật không dệt ART thường được sử dụng làm lớp phân cách giữa lớp đất hữu cơ và phần cát lấp. Vải địa ART nằm trong nhóm vải địa kỹ thuật không dệt sợi ngắn, các sợ xơ được sắp xếp ngẩu nhiên được xuyên kim tạo các lổ thoát nước hai chiều ngang, và chiều đứng theo đúng yêu cầu của dự án.

Vải địa kỹ thuật không dệt ART được dùng phổ biến trong quá trình san lấp mặt bằng, ngăn chặn lớp cát đắp lẫn vào bùn đất hữu cơ rất hữu ích, tiết kiệm khối lượng cát đắp, ổn định nền đất yếu.

Việc sử dụng vải địa ART tùy theo yêu cầu và thông số kỹ thuật mà các Kỹ sư thiết kế đưa vào danh mục sử dụng, tên của loại vải này tương ứng với cường độ chịu kéo đứt của vải, ví dụ như vải ART6 là loại mõng nhất và có cường độ chịu kéo nhỏ nhất tương đương 6kN, hoặc như ART12 có cường độ chịu kéo của vải là 12kN.

ĐỌC THÊM >>   Thông số kỹ thuật Bấc thấm - Các chỉ tiêu thí nghiệm
Vải địa cường độ cao Hưng Phú
Vải địa kỹ thuật không dệt ART sợi ngắn xuyên kim

Vải địa kỹ thuật không dệt ART được thí nghiệm như thế nào

Với kinh nghiệm cung cấp vải địa kỹ thuật không dệt ART cho các dự Án lớn. Hưng Phú thí nghiệm kéo vải phá hủy mẫu tại rất nhiều phòng thí nghiệm theo chuẩn của Cục đo lường chất lượng Việt Nam.

Các trung tâm được chứng nhận đạt chuẩn của Bộ Giao Thông Vận tải để thí nghiệm mẫu vải địa kỹ thuật không dệt ART. Từ mẫu ART6 thấp nhất cho đến ART28 và các mẫu thử của vải ART đặc biệt như ART30 đến ART50.

Các loại vải địa kỹ thuật dệt TS, vải địa kỹ thuật cường độ cao GET hoặc các loại vải địa phức hợp cũng được thí nghiệm nơi đây. Viện khoa học Thủy Lợi miền Nam. 

vải địa kỹ thuật ART

Một máy thí nghiệm CBR (Kháng thủng) để biết thông số vải địa kỹ thuật trong phòng thí nghiệm

Thông thường, các nhà thầu hoặc chủ đầu tư yêu cầu thí nghiệm đầu vào của các loại vải địa kỹ thuật không dệt sản xuất trong nước, ngoài các chỉ tiêu mà nhà máy sản xuất chứng nhận, các kỹ sư giám sát công trình thường bắt buộc làm thí nghiệm kéo vải địa kỹ thuật không dệt ART này với ba thông số  cơ bản theo tiêu chuẩn ASTM hoặc ASTMD4595 và TCVN8485 theo quy chẩn của Bộ Giao thông vận tải.

  • Cường độ chịu kéo – Được tính theo kN
  • Độ giãn dài khi đứt – Được tính theo %
  • Sức kháng thủng CBR – Theo chuẩn ASTMD 6241 và TCVN 8871-3 đơn vị đo kN/m
ĐỌC THÊM >>   Thông số kỹ thuật vải địa dệt GET và Tiêu chuẩn thí nghiệm

vải địa kỹ thuật không dệt

Một máy thí nghiệm kéo mẫu phá hủy Vải địa tại Viện khoa học thủy lợi miền nam

Do đó dể đảm bảo sử dụng vải địa kỹ thuật một cách hiệu quả, hữu ích cần phải xem xét kỹ đến tính năng lọc ngược của vải, tức là giữ được ổn định vật liệu đắp và tính năng thoát nước theo phương dọc và phương ngang của vải địa kỹ thuật không dệt.

Các kỹ sư thiết kế cần tính toán một cách kỷ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng, cần phải đảm bảo tính thấm xuyên và thoát nước bề mặt (hệ số thoát nước của vải), kích thước lổ biểu kiến không quá to hoặc quá nhỏ, mật độ xuyên kim của vải địa kỹ thuật không dệt, nhằm đảm bảo rằng vật liệu đắp sẽ không bị trôi đi và tính tiêu nước nhanh phải đạt theo yêu cầu kỹ thuật của dự án.

THÔNG SỐ VẢI ĐỊA KỸ THUẬT ART

Tải về thông số vải địa thuật ART bằng file PDF

Tạm kết

Thông số vải địa kỹ thuật ART và các Bộ tiêu chuẩn thí nghiệm theo TCVN hay ASTM mà Hưng Phú đề cập đến trong chuyên mục cũng như trong bài viết. Xin quý khách tham khảo thêm ở bộ tiêu chuẩn bằng tài liệu tổng hợp ở đây.

Các thông số kỹ thuật của vải địa không dệt hoặc vải dệt đều được đề cập một cách chi tiết nhất trong chuyên mục mà Hưng Phú xuất bản nội dung. Tuy vậy có những thiếu sót không thể tránh khỏi trong quá trình tham chiếu các tài liệu. Nếu quý khách có thắc mắc hoặc cần giải đáp. Hãy để lại một comment bên dưới.

Xin trân trọng cám ơn và hẹn gặp lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *